mua laptop cũ hải phòng | mua laptop cũ tại hải phòng | mua laptop cũ ở hải phòng
![]() Intel đầu tháng 1 năm 2017 đã trình làng Kaby Lake (đọc là Kay-bee-lake) cho máy tính để bàn và máy tính xách tay cấu hình cao (Kaby Lake cho laptop mỏng nhẹ và máy tính bảng đã được công bố cuối Hè 2016). Đây là thế hệ bộ xử lý mới nhất của Intel, và là sự tiếp nối cho tiền nhiệm thế hệ thứ sáu – CPU Intel Skylake. Chúng ta hãy cùng điểm qua một số thông tin đáng chú ý trước khi đầu tư cho bản thân một chiếc máy tính để bàn mạnh mẽ. Bộ xử lý Core thế hệ mới nhất - Kaby Lake, sẽ có tiền tố bắt đầu bằng số 7. 8. Kaby Lake lẽ ra không tồn tại Intel từ 2007 cho đến nay luôn bám theo mô hình Tick-Tock để ra mắt sản phẩm của mình. Mỗi “tick” đại diện cho chu trình sản xuất chip mới có kích cỡ nhỏ hơn, gia tăng số lượng bóng bán dẫn, hiệu năng mạnh hơn và tiêu thụ điện năng hiệu quả hơn; mỗi “tock” sẽ là ra mắt kiến trúc mới trong khi vẫn giữ lại chu trình bán dẫn cũ. Mô hình “Tick-Tock” ban đầu được dự đoán là sẽ lặp lại sau mỗi hai năm. Nhưng với năm 2017, đây là năm đầu tiên Intel phá vỡ mô hình “Tick-Tock” của mình bằng việc đẩy lùi thế hệ bộ xử lý CannonLake sản xuất theo tiến trình 10nm sang năm sau, và thay vào đó là trình làng Kaby Lake – thế hệ bộ xử lý 14nm+ được tối ưu hóa từ kiến trúc Skylake. Sự kiện này sẽ mở đầu cho tiến trình “Process-Architecture-Optimization” thay cho “Tick-Tock”, nghĩa là thay vì hai thế hệ như trước (Ivy Bridge – Haswell, 22nm) chúng ta sẽ có ba thế hệ chip (Broadwell – Skylake – Kaby Lake, 14nm) cùng một tiến trình sản xuất bộ xử lý. Về sự xuất hiện của Kaby Lake, Intel đã giải thích rằng hãng đang cần nhiều thời gian hơn để tiếp tục phát triển và tối ưu sản phẩm. Kích cỡ của các bán dẫn trên chip đã đạt tới mức gần chạm tới giới hạn vật lý, cho nên càng ngày càng khó hơn để chế tạo bộ xử lý hoạt động ổn định dưới 10nm. Điều này khiến cho việc ra mắt CannonLake theo tiến trình 10nm liên tục bị đẩy lùi, và giải pháp được đưa ra để bù lại cho sự chậm trễ cũng như đảm bảo doanh thu đó là tối ưu hóa lại tiến trình 14nm của bộ xử lý Skylake, cho ra đời thế hệ bộ xử lý cải tiến 14nm+ Kaby Lake. 7. Kaby Lake sử dụng chung socket 1151 Những mainboard Skylake đã được bán ra thị trường đều hỗ trợ các bộ xử lý Core i thế hệ thứ 7 của Intel thông qua bản BIOS Update từ các nhà sản xuất. (Ngoại trừ một số mã Skylake sử dụng Ram DDR3 hiện chưa có BIOS). Quá trình cập nhật BIOS yêu cầu người sử dụng phải lắp bộ xử lý Skylake để Flash lại bảng mạch trước khi cắm bộ xử lý Kaby Lake – một số trường hợp ngoại lệ như Asus – với EZflash, hãng cho phép người dùng có thể Flash BIOS lại bảng mạch thông qua USB và nguồn điện cắm chờ mà không cần RAM lẫn CPU cắm trên mainboard. Để tận dụng được tối đa sức mạnh từ bộ xử lý Kaby Lake, người dùng nên chọn cho mình bo mạch chủ Kaby Lake, với những cải tiến từ các bo mạch chủ tiền nhiệm như: - Công nghệ Intel Optane-Ready - Công nghệ Intel Rapid Storage Technology 15 - Số làn SATA, USB, LAN, M.2 nhiều hơn (30 so với 26) - Số làn PCI Express tối đa nhiều hơn (24 so với 20) Ngoài ra, các hãng sản xuất bo mạch chủ như ASUS, MSI, GIGABYTE, ASROCK… cũng bổ sung cho sản phẩm của họ một số tính năng vô cùng hấp dẫn như hệ thống đèn LED RGB 16 triệu màu, các khe PCIE được bọc kim loại, hỗ trợ từ 1 đến 3 khe SSD M.2, công nghệ bảo vệ bảng mạch mới, card âm thanh mới đem lại trải nghiệm chơi game tốt hơn, tối ưu hóa khả năng ép xung của CPU, RAM cho các dòng bo mạch chủ Z270, tản nhiệt tốt hơn cho SSD M.2, các khe socket được bọc kim loại… |